Quy trình chế tạo, lắp đặt Tủ điện PLC đảm bảo chất lượng

tủ điện plc

Hiện tại có nhiều khách hàng quan tâm đến thiết bị tủ điện PLC. Nhưng chưa có nhiều thông tin về nó. Do đó bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy trình chế tạo và lắp đặt tủ điện PLC đảm bảo chất lượng. Thuận tiện hơn trong việc theo dõi chất lượng làm việc từ  nhà sản xuất.

Tủ điện PLC là gì?

Tủ điện PLC là loại tủ điện được lập trình phần mềm PLC. Nhằm giúp cho các máy công nghiệp có thể điều khiển tự động theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Những nhân viên sẽ vận hành, giám sát hệ thống thông qua màn hình cảm ứng.

Nó thường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp. Tủ điện PLC được ứng dụng rất rộng rãi giúp nâng cao năng suất máy, tiết kiệm nhân công.

tủ điện plc
tủ điện PLC

Đặc điểm của tủ điện điều khiển PLC

Cấu tạo của tủ điện điều khiển PLC với thành phần chính là bộ điều khiển PLC. Hiện nay trên thì trường có rất nhiều bộ điều khiển PLC đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, chẳng hạn như: Mitsubisi, LS, ABB, Schneider, Siemens…. Khi có sự cố sai sót xảy ra thì sẽ có một tín hiệu cảnh báo gửi đến đó là tính hiệu Analog. Tín hiệu Analog trong bộ điều khiển có chức năng sản xuất và tiếp nhận tính hiệu. Từ đó giúp cho tủ điện điều khiển PLC hoạt động một cách trơn chu và dễ kiểm soát khi hệ thống xảy ra lỗi.

tủ điện điều khiển PLC
tủ điện điều khiển PLC

Thông số kỹ thuật của tủ điện điều khiển PLC:

  • Kích thước: Sẽ có nhiều loại kích thước tủ điện điều khiển PLC khác nhau phù hợp với từng thiết bị điều khiển.
  • Vật liệu vỏ: Inox chống thấm nước, thép mạ kẽm.
  • Điện áp: 220VAC/ 24VDC.
  • Bộ điều khiển: Trên thị trường có nhiều loại đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như: Mitsubisi, LS, ABB,….
  • Modul mở rộng: AO, AI, DO, DI,…
  • Nguồn điều khiển PLC: 24VDC.
  • Màn hình hiển thị: HMI.
  • Chế độ vận hành: Bằng tay (Manual)/ Tự động (Auto)
  • Kết nối điều khiển từ xa: Kết nối với hệ thống.

Một số ưu điểm, nhược điểm của tủ điều khiển PLC

Tủ điều khiển PLC là một thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp hiện nay, với sự hỗ trợ của tủ điều khiển PLC sẽ khiến cho ngành công nghiệp ngày một phát triển. Bên cạnh những ưu điểm mà tủ điều khiển PLC mang lại bên cạnh đó nó còn tồn tại một một số nhược điểm nhất định mà chưa thể nào khắc phục được.

tủ điều khiển PLC
tủ điều khiển PLC

Ưu điểm của tủ điều khiển PLC:

  • Lắp ráp dễ dàng, nhanh chóng.
  • Người vận hành có thể dễ dàng sử dụng và điều khiển tủ điều khiển PLC.
  • Khả năng bảo mật cao.
  • Hiện thị cảnh báo kịp thời khi xảy ra các sự cố.
  • Đo lường và điều khiển chính xác, tiết kiệm chi phí hóa, nâng cao năng suất lao động.
  • Lập trình theo yêu cầu công nghệ, đáp ứng thời gian thực.
  • Khả năng in ấn và lư trữ thông số kỹ thuật (pH, DO, COD, FM, BOD) và lỗi.
  • Chương trình linh hoạt giúp tránh được các tình trạng thiết bị chạy/ngưng liên tục.
  • Và còn rất nhiều tiện ích khác.

Nhược điểm của tủ điều khiển PLC:

  • Hiện nay trên thị trường giá thành bộ điều khiển PLC khá cao, một số hãng còn phải mua thêm phần mềm để lập trình khi mua bộ điều khiển PLC.
  • Một khi xảy ra lỗi về phần mềm của bộ điều khiển PLC phải cần phải đòi hỏi về người có chuyên môn về kỹ thuật cao để sửa chữa.
  • Phải thường xuyên bảo dưỡng tủ điều khiển PLC.

Quy trình chế tạo, lắp đặt tủ điện PLC đảm bảo chất lượng

Ngày nay nhu cầu chế tạo và lắp đặt tủ điện PLC ngày càng tăng mạnh. Nhằm giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về quy trình chế tạo và lắp đặt tủ. Chúng tôi xin trình bày sơ lược như sau:

Bước 1 Kiểm tra bản vẽ và lựa chọn thiết bị hợp lý

Lựa chọn thiết bị lắp ráp đúng với bản vẽ đã gửi khách hàng duyệt. Kịp thời thông báo với khách hàng, những thay đổi nếu có (ví dụ cần thay đổi thiết bị khác với bản vẽ). Khi khách hàng đồng ý thì mới tiếp tục thực hiện. Tính toán cân đối giữa chất lượng với giá thành. Đáp ứng được các tiêu chí “ngon – bổ – rẻ”.

Bước 2 Lên bản vẽ layout bố trí thiết bị trên tủ điện

Nghiên cứu kỹ sơ đồ mạch điện. Liệt kê đầy đủ chi tiết các thiết bị có trong sơ đồ nguyên lý. Từ đó tập hợp và lên được bản vẽ layout. Trên bản vẽ layout mặt tủ, khái quát cung cấp những hình ảnh về tủ điện. Trong đó có cách bố trí sắp xếp các thiết bị, hệ thống dây dẫn, nguyên lý…

Khi bàn giao tủ điện công nghiệp, khách hàng sẽ dựa vào bản vẽ layout này để kiểm tra kích thước tủ.

tủ điện plc
tủ điện PLC

Bước 3  Gia công lắp đặt phần vỏ tủ điện công nghiệp

Sau khi khách hàng đồng ý với bản vẽ. Chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế chi tiết vỏ tủ điện để chuyển xuống xưởng gia công. Công đoạn gia công được thực hiện với dây truyền gia công vỏ tủ điện công nghiệp hiện đại. Đảm bảo độ chính xác cao theo đúng bản vẽ layout đã được phê duyệt và giúp sản phẩm có chất lượng tốt.

Tiếp đó là khâu hoàn thiện sơn phủ bề mặt tủ điện công nghiệp. Hệ thống sơn tĩnh điện hoàn toàn tự động. Từ khâu xử lý bề mặt tới phun sơn và ủ nhiệt đều được các hệ thống camera giám sát chặt trẽ. Tránh thiếu xót và sai hỏng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Bước 4 Lắp gá thiết bị lên tủ điện PLC

Chúng tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc cần thiết khi lắp đặt vỏ tủ điện. Và sắp xếp các thiết bị theo từng nhóm thiết bị điều khiển, thiết bị khí cụ điện đóng cắt, Aptomat tổng và cuối cùng là cầu đấu. Ngoài ra, tủ điện còn được thiết kế các tấm che chắn hoặc lưới chống côn trùng xâm nhập. Nhằm bảo vệ an toàn cho các thiết bị bên trong.

Bước 5 Đấu nối tủ điện công nghiệp

  • Đấu nối dây giữa các thiết bị cần được kết nối một cách chính xác và khoa học.
  • Có sự phân biệt rõ ràng giữa màu của các phase, có đầu số ghi cầu đấu chi tiết giúp việc sửa chữa và bảo trì sau này dễ dàng
  • Mạch điều khiển và mạch động lực cần đi xa nhau tránh hiện tượng bị nhiễu tín hiệu đối với các con sensor hay cảm biến.
  • Đối với các dây đấu nối tín hiệu cần mua loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt.
  • Nên đấu nối tuần tự từ mạch động lực sau tới mạch điều khiển.

Bước 6 Xông điện chạy thử trước khi bàn giao

Sau khi hoàn thiện quá trình lắp đặt tủ điện PLC. Chúng tôi sẽ test tủ bằng điện trước khi xông điện. Sau khi đã test xong thì tiến hành xông điện vào tủ và test các thiết bị có trong tủ. Từ đèn báo pha, đồng hồ đo chỉ số, chuyển mạch tới các thiết bị đóng cắt. Đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt đúng theo cam kết trước khi bàn giao cho khách hàng.


Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình chế tạo và lắp đặt tủ điện PLC. Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu tìm đơn vị chế tạo và lắp đặt tủ điện PLC uy tín chất lượng. Thì hãy nhớ ngay đến chúng tôi nhé. Công ty TNHH Động Cơ Wanxin – Máy biến tần Bình Dương hân hạnh được phục vụ.